Hotline:
+84 983 991 138
TRANG CHỦ
TÍNH NĂNG
BẢNG GIÁ
HỖ TRỢ
»
TRIỂN KHAI
TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN
HỎI ĐÁP
CHUYÊN MỤC
»
LÝ THUYẾT QUẢN LÝ
QUẢN LÝ CÔNG VIỆC
PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY
KỸ NĂNG VĂN PHÒNG
TIN SẢN PHẨM
KHÁCH HÀNG
LIÊN HỆ
SINNOVA-OFFICE 4.0
QUẢN LÝ CÔNG VIỆC
3 câu hỏi để tìm ra kế hoạch giao dịch
- Theo Investopedia - Ba câu hỏi dưới đây có thể giúp đỡ bạn rất nhiều trong quá trình xây dựng kế hoạch giao dịch cho riêng mình. Hãy thử trả lời các câu hỏi này trong khi bạn lập kế hoạch để chắc chắn rằng kế hoạch của bạn là một kế hoạch tốt. Nếu kế hoạch đó không thỏa mãn được ba câu hỏi này thì bạn cũng nên cân nhắc một kế hoạch khác tốt hơn.
Bạn có phải là một người đã đầu tư nhiều công sức để xây dựng một kế hoạch giao dịch hay thậm chí là chi tiền cho một kế hoạch được tư vấn nhưng vẫn không thể chuyển hóa chúng thành lợi nhuận? Bạn có phải là một nhà đầu tư mới đang thận trọng trước khi thực sự đặt cược bằng tiền thật? Dù cho bạn có đang ở trình độ nào đi nữa, trước khi bạn giao dịch thật - hoặc thậm chí là đã thực hành giao dịch và đang gặp khó khăn thì bạn đều nên có một kế hoạch giao dịch cho mình. Kế hoạch đó cần phải được thiết kế riêng cho bạn và nhu cầu của bạn - một kế hoạch sẽ không làm cạn kiệt khối tài sản của bạn.
TẠI SAO HỎI NHỮNG CÂU HỎI NÀY?
Thực hiện một kế hoạch không phải chỉ phụ thuộc vào bản thân thiết kế của kế hoạch đó mà còn phụ thuộc vào người thực hiện nó. Một người có thể dành cả đời tìm kiếm một hệ thống giao dịch tối ưu mà không nhận ra rằng họ mới chính là những người thực sự cần thay đổi. Bởi vậy, việc trả lời các câu hỏi này khiến bạn tính tới cả kế hoạch lẫn người giao dịch; sao cho cả 2 phù hợp với nhau. Một kế hoạch tốt đến như thế nào đi chăng nữa mà người thực hiện không làm theo hoặc không thực hiện một cách hợp lý thì cũng chỉ là vô dụng.
Ba câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ các mục tiêu đối với các kế hoạch giao dịch, liệt kê ra các hệ quả khi thực hiện kế hoạch và xem xét xem liệu bạn có phù hợp để thực hiện kế hoạch này hay không.
1. LIỆU TÔI CÓ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU CỦA MÌNH VỚI KẾ HOẠCH NÀY KHÔNG?
Nghe rất đơn giản, nhưng lại không phải như vậy.
Một kết quả cần phải cụ thể và cân đo đong đếm được. Chỉ một câu "Tôi muốn giàu có" là không đủ súc tích. Mục tiêu cuối cùng của bạn đối với kế hoạch này là gì? Có phải là một kết quả khả thi và hợp lý? Liệu kế hoạch hiện tại của bạn đang dùng có thực hiện mục tiêu này? Hay liệu nó đang không đạt được kỳ vọng của bạn?
Kế hoạch và các kết quả của nó cũng phải cân bằng được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn. Trong khi về lâu dài mục tiêu của bạn là độc lập về tài chính, việc liên tục kiếm các khoản lợi nhuận với rủi ro cao trong ngắn hạn có thể sẽ có hại cho mục tiêu này. Các mục tiêu ngắn hạn này phải phù hợp với các mục tiêu dài hạn khác mà bạn đang theo đuổi. Hãy lên ý tưởng về những gì bạn muốn kế hoạch kinh doanh của mình đạt được và hãy chắc chắn rằng kế hoạch đó thỏa mãn đồng thời các mục tiêu dài hạn lẫn ngắn hạn của bạn.
2. NHỮNG HẬU QUẢ VÀ RỦI RO CỦA KẾ HOẠCH NÀY LÀ GÌ, VÀ LIỆU TÔI CÓ THỂ ĐỐI PHÓ VỚI CHÚNG?
Trong bước này, chúng ta phải tập trung vào tình hình thực tế. Có một sự thực là hầu hết các nhà giao dịch đều thất bại - thậm chí với những người thông minh nhất - vậy kế hoạch của bạn sẽ khác biệt như thế nào? Tất cả các kế hoạch đều có rủi ro; vậy nhược điểm của các chiến lược mà bạn đã sử dụng là gì? Hãy nghiên cứu kỹ càng kế hoạch của bạn và viết ra tất cả các rủi ro và cạm bẫy có thể mắc phải.
Bây giờ, bạn cũng nên cân nhắc các hệ quả khác ngoài giao dịch. Việc thực hiện kế hoạch của bạn có đồng nghĩa với việc bạn có ít thời gian hơn dành cho gia đình hoặc bạn bè không? Liệu nó có bắt bạn phải giảm bớt chi tiêu không? Liệu nó có gây nhiều áp lực hơn (hay ít hơn) cho bạn không? Nó có cắt bớt thời gian của bạn dành cho việc khác hay không?
Một khi tất cả các rủi ro và cạm bẫy của kế hoạch đó được tính toán đầy đủ và trung thực, bạn nên xem xem liệu bạn có thực sự giải quyết được các hệ quả có thể xảy ra hay không. Nếu có, hãy tiếp tục với kế hoạch này. Còn nếu không, bạn nên sửa lại cho tới khi các hệ quả đó đủ nằm trong tầm kiểm soát của bạn.
3. LIỆU CÁC KẾ HOẠCH NÀY CÓ PHÙ HỢP VỚI TÔI HAY KHÔNG?
Đây là câu hỏi quan trọng nhất, vì cuối cùng chính bạn mới là người thực hiện kế hoạch đó. Một kế hoạch sẽ không có nghĩa gì nếu như bạn không thể thực hiện nó.
Nếu bạn không thể ngồi trước màn hình hơn 30 phút, bạn sẽ không bao giờ trở thành một nhà giao dịch nội nhật được dù cho kế hoạch của bạn có tốt như thế nào đi chăng nữa. Hoặc nếu bạn mất ngủ chỉ vì giữ vị thế qua đêm, kế hoạch swing trade của bạn cũng không thể thành công được. Bạn sẽ luôn gặp khó khăn khi gắn bó với nó.
Mỗi chúng ta đều có những đặc điểm tính cách và khuynh hướng riêng. Nếu bạn ham đánh cược, hãy đảm bảo rằng kế hoạch của bạn tính tới điều đó. Bạn cũng có thể sử dụng một tài khoản demo để thỏa mãn niềm đam mê cá cược của mình mà không phải chịu mất tiền thật. Hãy lên kế hoạch và tính toán tới mọi thứ có thể.
Hãy trung thực với bản thân, và hãy đảm bảo kế hoạch giao dịch phải phù hợp với thị trường cũng như chính con người bạn. Chấp nhận chính mình, chính những khuynh hướng của mình, và đảm bảo rằng kế hoạch này thực sự nên được bạn sử dụng. Đừng ảo tưởng về bất cứ thứ gì, bởi vì làm như vậy sẽ gây ra cho bạn nhiều vấn đề hơn sau này.
Nếu một kế hoạch thực sự dễ sử dụng và phù hợp với bản thân bạn, hãy gắn bó với nó. Còn nếu bạn nghĩ bạn không thể sử dụng được nó thì hãy dành thời gian lập ra một kế hoạch khác phù hợp hơn.
LỜI KẾT
Một kế hoạch giao dịch chỉ tốt khi người thực hiện nó tốt. Các kế hoạch phải thực sự phù hợp với người giao dịch, nếu không thì chúng cũng chỉ là vô dụng. Để đảm bảo sự phù hợp kế hoạch kinh doanh, một nhà giao dịch phải kiểm tra kế hoạch của mình với ba câu hỏi: Liệu kế hoạch có đạt được điều tôi muốn? Liệu tôi có thể gánh chịu được các hệ quả của nó hay không? Liệu chúng có phù hợp với tôi không? Nếu một kế hoạch thỏa mãn được 3 câu hỏi trên, một nhà đầu tư sẽ dễ dàng theo đuổi được chiến lược của mình hơn đồng thời cũng tăng khả năng thành công trên thị trường.
Nguồn: Saga.vn
Tin mới:
Muốn vượt trội hơn người khác, không thể bỏ qua những kỹ năng cần thiết sau (11/11)
Làm việc ít đi giúp tăng hiệu quả công việc! (30/09)
Những khác biệt cơ bản giữa kế hoạch kinh doanh và kế hoạch marketing (03/09)
Kỹ năng lập kế hoạch dự án mini (21/05)
Nhân tài không rời bỏ công việc, họ chỉ rời bỏ những người quản lý tồi (05/12)
Các tin khác:
Để dẫn đến thành công, quản lý thời gian quan trọng hơn là có những ý tưởng lớn! (17/05)
Nguyên tắc "20 lỗ" của Warren Buffett: Đơn giản cuộc sống đồng thời tối đa hóa hiệu quả công việc (03/05)
Danh ngôn dành cho các chặng đường khởi nghiệp (21/04)
Áp dụng nhiều cách nhưng vẫn làm việc chẳng hiệu quả, hãy thử mấy tip này xem sao! (21/04)
Giáo sư Harvard mách bạn bài tập 5 phút để không bao giờ bị deadline, tiêu diệt tận gốc khái niệm "nước đến chân mới nhảy" (07/11)
Phương pháp Ivy Lee: Cuối mỗi ngày hãy làm việc này, kết quả cuối tháng sẽ khiến bạn hoàn toàn bất ngờ (27/09)
Vạn sự khởi đầu nan, bạn nên khởi đầu với những điều không hoàn hảo (14/09)
Bắt tay vào làm việc đi thôi, chỉ có Amateur mới ngồi chờ cảm hứng đến (16/08)
Những mục tiêu nhỏ dẫn đến thành công lớn (23/07)
Phương pháp làm việc hiệu quả "vạn người mê" chỉ với giấy và bút (20/06)
Xem thêm...
Dùng thử trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Đăng ký mua sản phẩm
Đăng ký
Documents
Quản lý quy trình
Tài liệu
Thư viện ảnh - video
Jobs
Dự án
Công việc
Nhật ký
Điện thoại
Hồ sơ nhân sự
Trang thiết bị
Chấm công
Informations
Liên hệ
Hỏi đáp
Email
Bảng tin - Tin RSS
Chia sẻ
Chia sẻ qua Email
Twitter
Facebook
ZingMe
GoogleBookmark
Linkedin
Digg
Window Live
Del.icio.us
Gửi cho bạn bè
CÓ GÌ MỚI?
Thông báo lịch nghỉ lễ Tết Dương lịch 2019
Thông báo lịch nghỉ lễ ngày Quốc Khánh (02/09) năm 2018
Thông báo lịch nghỉ ngày 10/03 âm lịch, 30/04 & 01/05 năm 2018
Thông báo lịch nghỉ Lễ ngày Chiến thắng 30-04, Quốc tế lao động 01-05 năm 2017
LƯỢT TRUY CẬP
9
1
5
2
5
Liên hệ
|
Chính sách & quy định
|
Thanh toán
|
Sơ đồ website
|
Email
© Copyright 2011-2022 Bản quyền thuộc về Công ty CP giải pháp
Sinnovasoft