Hotline:
+84 983 991 138
TRANG CHỦ
TÍNH NĂNG
BẢNG GIÁ
HỖ TRỢ
»
TRIỂN KHAI
TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN
HỎI ĐÁP
CHUYÊN MỤC
»
LÝ THUYẾT QUẢN LÝ
QUẢN LÝ CÔNG VIỆC
PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY
KỸ NĂNG VĂN PHÒNG
TIN SẢN PHẨM
KHÁCH HÀNG
LIÊN HỆ
SINNOVA-OFFICE 4.0
KỸ NĂNG VĂN PHÒNG
HORENSO: Phương pháp quản trị giúp ngăn ngừa rủi ro hiệu quả nhất của người Nhật
Đối với người Nhật Bản, HORENSO không chỉ là một phương pháp giao tiếp nội bộ trong nhóm mà còn là một đặc trưng văn hóa của quốc gia này.
Nếu bạn hỏi bất cứ một người Nhật Bản nào về phương pháp giao tiếp nội bộ trong công ty, bạn chắc chắn sẽ nhận được ngay câu trả lời là HORENSO. Đối với người Nhật Bản, HORENSO không chỉ là một phương pháp giao tiếp nội bộ trong nhóm mà còn là một đặc trưng văn hóa của quốc gia này. Ngay từ khi bắt đầu đi học, trẻ em Nhật Bản sẽ bầu ra chủ tịch lớp và giáo viên sẽ liên lạc với chủ tịch lớp và chủ tịch lớp sẽ truyền đạt lại cho các học sinh khác trong lớp. Từ nhỏ người Nhật đã được dạy kỹ năng làm việc nhóm này và họ luôn tin rằng HORENSO là nguồn gốc sức mạnh của họ.
HORENSO là từ viết tắt của ba chữ gồm: Hokoku: Nghĩa là báo cáo; Renraku: Liên lạc và Sodan: Bàn bạc.
Trong công việc, phải báo cáo định kỳ cho cấp trên. Thường xuyên trao đổi, bàn bạc với đồng nghiệp và cấp dưới. Cuối cùng là phải hỏi ý kiến cấp trên trước khi quyết định làm gì đó. HORENSO nghĩa là chủ động trong công việc.
Bất cứ tổ chức nào của Nhật cũng tuân thủ thực hiện phương pháp Horenso. Họ chỉ ra rằng chính HORENSO là phương pháp ngăn ngừa rủi ro một cách hệ thống nhất và hiệu quả nhất.
Với HORENSO, tốt nhất là bạn nên tìm cách giải quyết nhanh nhất nếu có thể các yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp cần thiết, hãy chuyển yêu cầu cho cấp trên hoặc người có trách nhiệm giải quyết trực tiếp.
1. HOKOKU: BÁO CÁO
Trong mô hình HORENSO, trước hết bạn phải ý thức được rằng báo cáo là một nhiệm vụ. Nếu không nhận được báo cáo từ nhân viên, người sếp sẽ lo lắng vì không biết công việc tiến triển như thế nào. Đừng chờ đến khi sếp hỏi "Mọi việc sao rồi?". Hãy chủ động báo cáo là điều mọi lãnh đạo thích. Nhưng phải báo cáo như thế nào?
Khi báo cáo cần nhớ: Thông tin bạn báo cáo phải rõ ràng và được truyền đạt đầy đủ. Đừng báo cáo những thông tin thừa thãi và không liên quan. Báo cáo mức độ hoàn thành công việc: khi kết thúc công việc được giao. Với những công việc có hạn dài, nên báo cáo tiến độ trong khi thực hiện công việc. Nếu có thay đổi gì trong quá trình thực hiện công việc thì cũng phải báo cáo. Khi thu thập được thông tin gì mới cũng nên báo cáo. Khi bạn tìm thấy một phương pháp mới và cải tiến mới cho công việc khi gặp vấn đề. Báo cáo vấn đề nảy sinh, báo cáo càng nhanh càng tốt.
2. RENRAKU: LIÊN LẠC
Trong Horenso, liên lạc là khó nhất. Vì vậy, người Nhật luôn nhắc nhở khi liên lạc, chúng ta cần phải cân nhắc. Việc liên lạc luôn luôn liên quan đến yếu tố thời gian. Đôi khi, bạn muốn liên lạc để nhắc nhở sếp phải thực hiện đúng thời hạn của khách yêu cầu, nhưng thấy sếp đang quá bận rộn, hoặc ông ấy không quan tâm, thì phải làm sao?
XIN LỖI là cách nhanh nhất để liên lạc với sếp. "Xin lỗi sếp, nhưng em phải báo với sếp vấn đề này...". Bạn phải cho sếp biết mình đã xác nhận thời hạn thực hiện yêu cầu của khách hàng, nhắc lại yếu tố thời gian cho sếp.
Việc liên lạc sẽ có hiệu quả khi sử dụng phương pháp thích hợp. Đối với việc đơn giản hay cần gấp thì có thể liên lạc bằng miệng, điện thoại, fax… và chỉ nói những điểm cần thiết nhanh và kịp thời (realtime),… Những viêc liên quan tới phương châm, cải tiến chất lượng, rút kinh nhiệm lần sau….thì nên sử dụng văn bản để liên lạc.
3. SODAN: BÀN BẠC
Đây chính là điểm then chốt để các bạn có thể giải quyết các công việc của mình một cách hiệu quả nhất. Các bạn nên nhớ không một cá nhân nào có một kiến thức hoàn hảo. Vì vậy, hỏi ý kiến của nhau, đóng góp ý kiến của mình chính là góp thêm một góc nhìn khác cho vấn đề nêu ra. Và điều quan trọng là bạn chọn được phương án tối ưu cho vấn đề của mình.
Bàn bạc sẽ có hiệu quả khi càng có nhiều người tham gia đóng góp ý kiến và có nhiều quan điểm, ghi nhận các ý kiến của mọi người. Khi có quyết định cuối cùng đều được mọi người đồng thuận và tuân thủ làm theo.
Nguồn: CafeBiz
Tin mới:
Kỹ năng giao tiếp – điều cần thiết cho mỗi nhân viên văn phòng (30/09)
Kỹ Năng Làm Chủ Thời Gian (27/11)
Thực hiện 7 bước đơn giản này, sớm muộn bạn cũng được thăng chức (19/09)
[Inforgraphic] Kỹ năng thuyết trình bán hàng: Yếu tố quyết định cho những thương vụ thành công (05/12)
Kỹ năng bán hàng thành công (10/08)
Các tin khác:
Hướng dẫn kỹ năng thiết yếu để thành công trong kinh doanh (03/07)
5 Bước giúp bạn cải thiện kỹ năng networking một cách nghiêm túc (19/06)
Làm việc đa nhiệm - Kỹ năng cần thành thạo nếu muốn thành công sớm (13/06)
Phân tích - Kỹ năng quan trọng trong cuộc sống chỉ được dạy ở trường "đời" (05/06)
5 bí kíp giúp bạn làm content marketing hiệu quả hơn (31/05)
6 cử chỉ cần tuyệt đối tránh khi phỏng vấn xin việc (17/05)
Lắng nghe chủ động - kỹ năng quan trọng không phải ai cũng biết (03/05)
[Infographic] Bạn đang theo đuổi công việc hay sự nghiệp? (21/04)
12 hành động nhỏ của nhân viên được lãnh đạo coi trọng "như vàng" (21/04)
Muốn làm việc nhàn mà hiệu quả vẫn gấp đôi người khác, hãy dùng mẹo sau! (27/09)
Xem thêm...
Dùng thử trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Đăng ký mua sản phẩm
Đăng ký
Documents
Quản lý quy trình
Tài liệu
Thư viện ảnh - video
Jobs
Dự án
Công việc
Nhật ký
Điện thoại
Hồ sơ nhân sự
Trang thiết bị
Chấm công
Informations
Liên hệ
Hỏi đáp
Email
Bảng tin - Tin RSS
Chia sẻ
Chia sẻ qua Email
Twitter
Facebook
ZingMe
GoogleBookmark
Linkedin
Digg
Window Live
Del.icio.us
Gửi cho bạn bè
CÓ GÌ MỚI?
Thông báo lịch nghỉ lễ Tết Dương lịch 2019
Thông báo lịch nghỉ lễ ngày Quốc Khánh (02/09) năm 2018
Thông báo lịch nghỉ ngày 10/03 âm lịch, 30/04 & 01/05 năm 2018
Thông báo lịch nghỉ Lễ ngày Chiến thắng 30-04, Quốc tế lao động 01-05 năm 2017
LƯỢT TRUY CẬP
1
1
4
6
4
8
Liên hệ
|
Chính sách & quy định
|
Thanh toán
|
Sơ đồ website
|
Email
© Copyright 2011-2022 Bản quyền thuộc về Công ty CP giải pháp
Sinnovasoft