Có thể thấy rằng, trình độ và mức độ hiệu quả của những chiến dịch content marketing này khá là không đồng đều. Hoặc nói như Viện Tiếp thị Nội dung, có sự phân hóa trong "mức độ trưởng thành về cách thức tiếp thị nội dung" giữa các chiến dịch.
Các bạn có thể thấy rằng chỉ có một số lượng khá nhỏ cách thức tiếp thị (28%) được coi là trưởng thành và có trình độ. Những nhà tiếp thị nội dung còn lại chắc chắn cần phải cải tiến phương pháp, và hãy còn rất nhiều đất cho họ phát triển. Một điều dễ nhận thấy (đặc biệt khi nói đến các nhà tiếp thị mới tham gia thị trường) là họ thường sử dụng các chiến thuật sai lầm khiến khán giả khó chịu.
Tuy những chiến thuật này không vi phạm nguyên tắc đạo đức hay sử dụng kỹ thuật SEO “bẩn”, chúng vẫn có thể vô tình gây phiền nhiễu cho khách truy cập trang web và dần dần chia rẽ mối quan hệ giữa công ty và khách hàng.Trong trường hợp tốt nhất, điều này chỉ dẫn đến giảm tương tác và số lượng người theo dõi v.v. Trong trường hợp xấu nhất, nó có thể dẫn đến giảm số lượng traffic và khách hàng tiềm năng, giảm doanh số bán hàng và làm loãng thương hiệu.
Tóm lại, bạn sẽ không muốn dập tắt hứng thú của khách hàng bằng các chiêu thức tiếp thị nội dung chán ngắt như vậy. Dưới đây tôi sẽ giới thiệu một số lỗi thường gặp ở các nhà tiếp thị và cách thức phòng tránh.
Làm khán giả mệt mỏi
Bạn sẽ thấy kinh ngạc với số lượng nội dung tồn tại trên mạng Internet. Theo Marketing Profs, có khoảng hai triệu bài viết blog được ra lò mỗi ngày. Nếu bạn muốn thực sự cảm nhận được số lượng khổng lồ nội dung được tạo ra, trang Every Second on the Internet sẽ cho bạn một góc nhìn trực quan về hiện tượng này.
Vấn đề là như thế này. Mọi người đều cố gắng tranh giành thị phần và lưu lượng truy cập.
Kết quả là gì?
Các nhà tiếp thị nội dung đang sản xuất nội dung một cách thừa mứa. Họ nghĩ rằng chỉ cần sản xuất đủ nội dung, họ sẽ có được khách hàng tiềm năng. Kết quả là blog và các kênh mạng xã hội của họ tràn ngập những nội dung hết sức tầm thường và kém chất lượng.
Điều này dẫn đến một kết cục. Khán giả bị quá tải nội dung.
Những nhà tiếp thị làm cho khán giả cũng như chính họ mệt mỏi trong suốt quá trình này. Dĩ nhiên, bạn muốn liên tục cập nhật nội dung mới và điều này là rất tuyệt. Nhưng bạn cũng cần phải hiểu cảm giác choáng ngợp của một follower như tôi khi ai đó liên tục đăng tải nội dung mới chỉ đơn giản bởi họ không biết làm gì khác.
Tôi không có thời gian để tiêu thụ tất cả. Vì vậy, tôi đề nghị hãy giảm bớt tần suất tạo ra nội dung của bạn đi. Đừng lo lắng quá nhiều về việc liên tục cập nhật blog và phương tiện truyền thông xã hội bằng nội dung mới. Thay vào số lượng, hãy tập trung vào chất lượng. Hãy cố gắng tìm ra điểm cân bằng để bạn có thể cập nhật nội dung thường xuyên mà khán giả không bị quá tải. Điểm cân bằng này sẽ thay đổi phụ thuộc vào tính chất của thương hiệu và nền tảng bạn đang sử dụng. Bạn cần phải thử nghiệm nhiều lần mới có thể xác định được điểm cân bằng này.
Tập trung quá nhiều vào nội dung
Tôi rất thích minh họa dưới đây vì nó thể hiện dược sự khác biệt giữa việc tập trung vào nội dung và tập trung vào khán giả.
Sự khác biệt trong hai cách tiếp cận nằm ở đối tượng bạn phục vụ là ai: chính bạn hoặc khán giả của bạn.
Đây là một ví dụ.
Giả sử thương hiệu của bạn quan tâm đến các xu hướng đặc thù của ngành, ít người biết đến, vì vậy bạn thường viết về các chủ đề này. Điều này là rất tốt, tuy nhiên, nếu những chủ đề này không cộng hưởng với mối quan tâm của khách hàng, bạn cũng sẽ chẳng thu hút được ai. Đó là một vấn đề khá phổ biến khi việc tạo ra nhiều nội dung hấp dẫn được coi là ưu tiên hàng đầu đối với 73% người sáng tạo nội dung.
Nhưng về lâu về dài, việc quá tập trung vào nội dung sẽ giảm thiểu tác động của chiến dịch tiếp thị. Nó cản trở tương tác với khán giả, làm giảm lượng độc giả và dần dần đưa khán giả xa rời bạn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng cách tiếp cận của bạn thiên theo hướng tập trung vào khán giả hơn là nội dung.
Thực hiện điều này như thế nào?
Chỉ bốn chữ thôi: nghiên cứu định tính.
Nếu bạn không quen với thuật ngữ này, hãy bắt đầu tìm hiểu từ định nghĩa.
Nghiên cứu định tính được thiết kế để phát hiện ra phạm vi hành vi của đối tượng mục tiêu và các nhận thức thúc đẩy hành vi đó nhờ tham khảo các đề tài hoặc vấn đề cụ thể. Nó sử dụng các nghiên cứu chuyên sâu của các nhóm nhỏ để hướng dẫn và hỗ trợ việc xây dựng các giả thuyết.
Thay vì chỉ quan sát hiện tượng, nghiên cứu định tính tìm hiểu tại sao hiện tượng đó xảy ra. Loại nghiên cứu này cho phép bạn đặt mình vào vị trí của khán giả và cung cấp cho bạn hiểu biết đầy đủ về đối tượng khi tạo ra nội dung.
Thay vì bắt đầu một cuộc thảo luận dài dòng về mọi khía cạnh của nghiên cứu định tính, hãy để tôi đưa ra một vài chiến lược cụ thể ở đây:
“Làm màu” quá
Liệu nội dung bạn viết có bao gồm một loạt các từ ngữ sáo mòn hay thuật ngữ ngành phức tạp mà chỉ có ít người hiểu được?
Nếu câu trả lời là có thì chắc chắn là bạn đang gây bức xúc cho khán giả.
Bạn muốn gây dựng hình ảnh một người thông minh, có hiểu biết và hiểu nghề. Nhưng theo tôi, giữa sự thông mình thực sự và “ra vẻ” thông minh chỉ là một ranh giới rất mơ hồ.
Nhất là khi nội dung của bạn về các ngành có nhiều chủ đề phức tạp thường được mang ra tranh luận như y tế, pháp lý hay tài chính. Nếu không cẩn thận, bạn rất dễ rơi vào tình trạng nói dai nói dài và kết cục là đánh mất phần lớn khán giả.
Điều này khiến cho hình ảnh của bạn trở nên không chân thành, xa rời độc giả và việc truyền tải thông điệp của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn. Phải thú thực có nhiều lúc chính tôi cũng mắc phải sai lầm đó, và đó là cũng là vấn đề tôi luôn thực sự phấn đấu để thay đổi.
Giải pháp là gì?
Trước tiên, hãy cứ tạo ra nội dung bằng ngôn ngữ tự nhiên, chân phương như thể bạn đang trò chuyện với độc giả. Với tôi, phương pháp hiệu quả nhất là tưởng tượng như thể tôi đang ngồi nói chuyện với một người nào đó, mặt đối mặt.
Ngoài ra, đừng cố nhồi nhét những từ ngữ đao to búa lớn vào nội dung chỉ để cho có vẻ quan trọng. Luôn diễn đạt theo cách trực tiếp nhất mà không cần sử dụng nhiều từ ngữ sáo rỗng và thuật ngữ chuyên ngành không cần thiết. Khi đọc lại nội dung do chính mình viết, hãy tự hỏi mình những câu sau:
Luôn luôn chào mời
Bạn đã bao giờ cảm thấy mình hành xử giống như một tên buôn xe cũ chèo kéo khách hàng khi thiết kế nội dung không?
Đó không phải cách làm đúng đắn, thậm chí là cách nhanh nhất để bạn đánh mất độc giả đang có và khiến độc giả tiềm năng quay lưng lại với bạn.
Khi khán giả bắt đầu tìm hiểu nội dung, chẳng có ai muốn bị tấn công dồn dập bởi những thông điệp kiểu như “Mua ngay kẻo lỡ!”. Những thông điệp này khiến khán giả phân tâm và làm giảm trải nghiệm người dùng.
Cần lưu ý rằng content marketing (tiếp thị nội dung) là một trong các chiến lược inbound marketing lâu dài và mục tiêu không phải là việc bán hàng ngay. Tiếp thị nội dung phải xây dựng mối quan hệ tốt với khán giả của bạn và thiết lập lòng tin theo thời gian. Điều này có nghĩa là nếu bạn dành thời gian tạo ra nội dung hay và thực sự có ích, bạn chắc chắn sẽ đón nhận lượng doanh số bán hàng lớn hơn trong tương lai.
Do đó, điều quan trọng là phải có tư duy đúng đắn khi tiếp cận nội dung. Tôi gợi ý một vài kỹ thuật dưới đây:
Kết luận
Content marketing (tiếp thị nội dung) đã được chứng minh là ít tốn kém và có được nhiều khách hàng tiềm năng hơn so với outbound marketing. Hình thức marketing này cũng có xu hướng mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Nhưng sử dụng sai chiến thuật và việc không hiểu khán giả muốn gì có thể giảm hiệu quả của chiến dịch. Bạn không muốn vô tình giết chết hứng thú của độc giả và làm rạn nứt mối quan hệ giữa họ và thương hiệu của mình. Tuy nhiên, nếu tránh được những vấn đề tôi đã đề cập ở trên thì bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn bất cứ sai sót nào và điều này sẽ dẫn đến mối quan hệ sâu sắc hơn và một lượng khán giả cởi mở hơn.
Tin mới:
Các tin khác: